Một trong những nhận xét rất sâu sắc của tác giả J. van der Leeuw trong sách Conquest of Illusion là : hầu hết tất cả các vấn đề, các câu hỏi mà trí tuệ ta đã nêu lên trong nếp sống của cõi hình tuợng đều không thể có đuợc giải đáp nào thỏa đáng . Lý do rất giản dị : mọi câu hỏi đó đều đuợc đặt ra dựa trên những ảo giác của tâm trí , sai lạc , xa lìa cái thực tại vĩnh cửu .
Cuộc sống của ta thường bị ám ảnh bởi các thắc mắc như:- "Làm sao để tôi bớt đau khổ ?", "Làm sao cho có nhiều tiền của, có nhiều hạnh phúc ?", "Làm sao tôi được giải thoát, có đuợc tự do ?" ....v..v.. Các câu hỏi này đã nổi lên trong tâm trí ta cũng vì sự tình trong đời người đã không diễn tiến theo đúng như các ảo tưởng, không ăn khớp với các hình ảnh mà ta tạo dựng về thế gian . Mỗi cá nhân ta chỉ có khả năng nhận thức mọi sự qua một khía cạnh tương đối, đầy giới hạn nào đó . Chính cái tính cách tương đối và hạn hẹp này đã tạo ra các vấn đề . Nói cách khác, cái mà đuợc coi là "vấn đề" dưới một quan điểm nào đó, rất có thể sẽ dễ dàng biến mất khi nhìn theo một góc cạnh khác . Chẳng hạn như một chàng kia , ngày còn niên thiếu nếu trong túi có được hai ba trăm đồng thôi thì cuộc đời cũng đã đủ lên hương rồi, tha hồ rủ bạn bè đi ăn uống ca hát, không chút thắc mắc gì hết . Mấy chục năm sau, tuy bóp tiền của chàng đã có tới bạc ngàn, vậy mà đầu óc lại cứ luôn bị dày vò bởi vấn đề "làm sao để đủ sức mà nuôi hai vợ năm con" ?
Tất cả các câu hỏi ta đặt ra trong cõi hình tuợng đều dựa trên cái ảo giác rằng: -Có một cái "ta" ở "bên trong", tách biệt với một thế giới cụ thể ở "bên ngoài" . Các nhận thức "tương đối" này của ta còn sinh ra thêm cái ảo giác về thời gian và không gian . Hai thứ này cũng sẽ tan biến như "ta" vậy, nếu hoà nhập vào cái "Tuyệt Đối" . Theo như tác giả J. van der Leeuw , trước các câu hỏi kiểu này, cách đối phó tốt nhất là tránh đưa ra câu trả lời, bởi lẽ mọi đáp án sẽ chỉ đào sâu thêm ảo tưởng . Thay vì kiếm các câu trả lời, sự trình bày về cái tính chất tuơng đối của thế giới hình tượng sẽ có thể giúp xua tan bao nghi vấn mịt mù .
Tác giả J. van der Leeuw còn nhắc về sự tích của Phật Thích Ca Tất Đạt Đa (Gautama Buddha) . Đức Phật đã không hề trực tiếp trả lời các thỉnh vấn trí thức viển vông của đệ tử . Ngài chỉ chú tâm truyền dạy về "Tứ Diệu Đế" và "Bát Chánh Đạo" để giúp cho mọi hành giả có đủ phương cách thực tiễn mà tự tu tập, tự giải tỏa đuợc các ảo tưởng do mình giăng mắc .
(from the book Conquest of Illusion, by J. van der Leeuw)
The life of Gautama the Buddha yields many examples of this impossibility
of giving a satisfactory answer to intellectual questions rooted in illusion.
Many a time did his disciples seek to obtain from the Tathagata definite
answers to their direct questions concerning ultimate problems, but never
was his reply a direct answer to such questions, more often would he make
three or four contradictory statements, leaving his disciples in the midst of
their intellectual confusion and trying to show them the futility of their
questions.
One of them, the venerable Malunkyaputta, complained to the Buddha,
saying he would not lead the religious life under the Blessed One, unless he
elucidated to him the great questions of life. The Buddha answered him,
saying:
Malunkyaputta, anyone who should say, 'I will not lead the religious life
under The Blessed One until The Blessed One shall elucidate to me either
that the world is eternal, or that the world is not eternal. . . or that the saint
neither exists nor does not exist after death '-that person would die,
Malunkyaputta, before The Tathagata had ever elucidated this to him.
It is as if, Malunkyaputta, a man had been wounded by an arrow thickly
smeared with poison, and his friends and companions, his relatives and
kinsfolk, were to procure for him a physician or surgeon; and the sick man
were to say, `I will not have this arrow taken out until I have learnt whether
the man who wounded me belonged to the warrior caste, or to the Brahman
caste, or to the agricultural caste, or to the menial caste: That man would
die, Malunkyaputta, without ever having learnt this.
In exactly the same way, Malunkyaputta, any one who should say, `I will not
lead the religious life under The Blessed One until The Blessed One shall
elucidate to me either that the world is eternal, or that the world is not
eternal . . . or that the saint neither exists nor does not exist after death '-that
person would die, Malunkyaputta, before The Tathagata had ever elucidated
this to him. (Warren, Buddhism in Translations, p. 117)
Thus the Buddha refused to answer the questions born of illusion; having
attained to the full realization of truth he knew but too well that whatsoever
answer he might give would be but partial truth and therefore misleading. He
therefore abstained from giving direct answers, but showed his disciples the
noble eightfold Path by which they themselves could conquer illusion and
attain to reality. That is the cure for the poison of which he spoke to
Malunkyaputta; until we are thus cured no teaching can avail us, all we hear
and know is poisoned by illusion.
tạm phỏng dịch:
Trong các đệ tử của Đức Phật có người tên Malunkyaputta , đã từng ta thán với Ngài rằng nếu Ngài không phân giải thật rõ ràng các câu hỏi to tát về cuộc sống thì họ sẽ không chịu đi theo Ngài trên đuờng tu tập . Đức Phật đã đáp lại như sau:
Hỡi Malunkyaputta , hễ có ai mà nói rằng "Con sẽ không chịu theo Đấng Cao Quý để tu hành trừ phi Đấng Cao Quý phân giải cho con biết là thế giới này vĩnh cửu hay không vĩnh cửu .., hoặc là đức thánh có hiện hữu hay là không, sau cái chết ", - thì kẻ đó nhất định chết chắc trước khi Đức Thánh Thiện có thể kịp phân giải về điều đó .
Sự tình này giống như trường hợp của một người kia, tuy đã bị trúng một mũi tên cực độc , và may đuợc bạn bè thân quyến kêu lương y tới cứu chữa, nhưng lại khăng khăng nói rằng : "Tôi sẽ không chịu cho lấy mũi tên này ra, cho tới chừng nào tôi tìm ra kẻ đã hạ độc thủ và biết cho rõ là hắn thuộc về đẳng cấp nào, là chiến sĩ, là hàng quý tộc, là nguời nông dân hay là cấp hèn mọn" ,- người như vậy thì chỉ có đuờng chết, chẳng bao giờ giải hết các nỗi thắc mắc .
Thành ra Đức Phật đã không chịu trả lời các câu hỏi vốn nảy ra từ trong ảo tưởng, bởi Ngài biết quá rõ là bất cứ giải đáp nào đưa ra cũng sẽ không trọn vẹn và chỉ đưa tới sự hiểu lầm thôi . Thay vào đó, Ngài muốn chỉ dạy cho đệ tử những phuơng pháp tu hành để họ có thể tự hoá giải các ảo giác độc hại trong người trước đã . Nếu không khử đuợc các mầm hư hoại đó trước, thì lời diễn giảng nào lọt vào tai cũng sẽ bị ô nhiễm, thấm độc .