Tiềm thức .. không ngủ

Cõi tiềm thức (subconscious, unconscious) ,tuy chỉ mới đuợc các học giả Tây phuơng (Sigmund Freud, Carl Jung ..) đề xuớng và nghiên cứu trong vài thập niên gần đây, vốn đã đuợc thấu hiểu từ ngàn năm bởi các dân tộc Polynesian sống trên các quần đảo giữa Thái Bình Duơng , (Max Freedom Long, 1948) .

Đối với dân bản xứ của Hạ Uy Di (Hawaii) thì tâm thức của con nguời đuợc kết tạo bởi ba thành phần chính:

  1. UNIHIPILI (subconcious mind, lower self) : tiềm thức , là cái kho trí nhớ lưu trữ mọi ký ức . Nó hoạt động theo quán tính , theo thói quen, theo cảm xúc nhất thời , chứ không có lệ thuộc vào suy nghĩ hay lý lẽ chi hết .

  2. UHANE (conscious mind, middle self) : ý thức, có thể nhận xét, phán đoán, suy nghĩ và sáng tạo . Nó có tự do thay đổi đuờng huớng sinh hoạt theo ý chí (free will) của mình. Phần ý thức tuy có khả năng suy luận, nhưng lại thiếu trí nhớ nên phải dựa vào các dữ kiện nằm cất trong tiềm thức mới có thể sinh hoạt đuợc như một cá nhân bình thuờng .

  3. AUMAKUA (superconscious mind, higher self) : siêu ý thức , tuy là thành phần cao thuợng nhất của con nguời, nhưng lại không có mối liên hệ trực tiếp với những sinh hoạt trong đời sống hằng ngày . Đó bởi vì luật của tạo hóa là phải để cho phần ý thức (trung nhân, middle self) có đuợc tự do quyết định, tha hồ tạo dựng và học hỏi theo như lòng mong muốn . Chỉ khi nào có sự cầu xin khấn nguyện thành khẩn từ phần ý thức thì con nguời mới có thể câu thông đuợc với siêu ý thức để mà nhận lãnh đuợc sự huớng dẫn dìu dắt từ siêu ý thức .

Huna-3Minds.JPG

(image source: http://www.ancienthuna.com/3_selves.htm)



Cái nhân sinh quan của người dân Hạ Uy Di thuờng đuợc gọi là "đạo HUNA" (theo như Max Freedom Long, 1948 ). Nó có nhiều điểm tuơng tự với cái quan điểm mô tả bởi Edgar Cayce . Theo như đạo HUNA thì giấc ngủ là cơ hội tốt cho phần ý thức con nguời có dịp câu nối với siêu ý thức của mình qua sự trung gian của những giấc mơ chứa đầy bao tín hiệu và hình ảnh nổi lên trong tiềm thức . Bình thuờng thì cái phần ý thức của ta hay có khuynh huớng gạn lọc , chối bỏ ,dìm tắt và bóp méo nhiều sự kiện khi mà chúng không thích hợp với các thành kiến sẵn có . Nguợc lại tiềm thức thì luôn ghi nhớ trung thực mọi chi tiết của cuộc sống, không hề suy nghĩ đắn đo, và lại còn hoạt động rất tích cực trong các giấc ngủ . Đây cũng có lẽ là lý do tại sao siêu ý thức của ta thuờng phải chỉ dạy và nhắc nhở những điều cần thiết cho ta biết qua các giấc mộng, qua cái môi truờng của tiềm thức .

Bao nhiêu thông điệp, bao nhiêu kiến thức lạ thuờng và siêu việt mà Edgar Cayce đã tiếp nhận đuợc suốt mấy chục năm trong đời ông, đều đã đến trong những giấc ngủ, giấc thôi miên, trong những khi mà cái ý thức cá nhân của ông đã đuợc cố tình tạm gác qua một bên, để mà tiềm thức của ông có thể hoà nhập với cái tiềm thức của toàn nhân thế . Mỗi chúng ta nếu thu thập đuợc thêm chút hiểu biết về các cấu kết của tâm thức bản thân thì chắc cũng có thể tìm ra đuợc cánh cửa thông vào cái kho tàng vô giá này .

H2
H3
H4
3 columns
2 columns
1 column
Join the conversation now
Logo
Center